C/O Form D là gì? Quy định về thủ tục làm giấy chứng nhận C/O Form D mới nhất

5/5 - (2 bình chọn)

Khi tham gia hoạt động xuất khẩu của các nước trong khu vực ASEAN, chắc hẳn chúng ta đã từng nghe qua thuật ngữ C/O form D. Đây là một loại chứng nhận quan trọng giúp hàng hóa xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA).

Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy trình cấp và các quy định liên quan đến loại giấy tờ này. Để hiểu rõ hơn về C/O form D là gì? cũng như cách thức chuẩn bị và tuân thủ đúng các quy định, hãy cùng Ship Hàng Nhanh Express tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!

CO Form D & Những Điều Cần Biết Về C/O Trong Xuất Nhập Khẩu

Giấy chứng nhận CO form D là gì?

C/O (Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa, giống như “giấy khai sinh” để chứng minh hàng đó được sản xuất ở đâu. CO form D rất thông dụng, dùng cho hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN, theo Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) (Tham khảo ở đây)

Nói đơn giản, nếu doanh nghiệp của bạn xuất hàng từ Việt Nam sang các nước như Thái Lan, Singapore, Indonesia, Malaysia, hay Campuchia, nên chuẩn bị giấy tờ kiểu như C/O Form D để được hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu. Trong nhiều trường hợp, thuế có thể giảm xuống 0%, giúp hàng hoá của bạn rẻ hơn, dễ bán hơn, từ đó tạo lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng được lợi khi hoàn thành thủ tục này, vai trò cụ thể như sau:

Xác nhận nguồn gốc xuất xứ

C/O Form D giống như “giấy khai sinh” cho hàng hóa, giúp xác định rõ ràng món hàng này được sản xuất ở đâu. Nhờ có giấy này, đối tác và khách hàng sẽ tin tưởng hơn, và hàng hóa của bạn cũng dễ dàng đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ trong khu vực các nước trong khối ASEAN.

Đáp ứng quy định pháp lý và thương mại

Có C/O Form D trong tay đồng nghĩa với việc hàng hóa của công ty bạn đã đạt đủ tiêu chuẩn và quy định của cả nước xuất khẩu và nhập khẩu. Điều này còn giúp các doanh nghiệp tránh rắc rối khi thông quan, không phải lo về việc vi phạm quy định thương mại, từ đó yên tâm hơn khi giao dịch.

Hỗ trợ mở rộng thị trường quốc tế

Giấy chứng nhận C/O mẫu D sau khi cấp tức là được công nhận về xuất xứ và chất lượng, từ đó dễ dàng tiếp cận các thị trường trong khu vực. Đây là cơ sở để bạn tăng uy tín với đối tác, mở rộng hợp tác, và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Giải quyết các tranh chấp xuất xứ

Khi có bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến nguồn gốc hàng hóa, C/O Form D chính là “bằng chứng vàng” để làm rõ mọi vấn đề. Giúp giải quyết nhanh các xung đột và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, tránh ảnh hưởng đến giao dịch hoặc hợp tác lâu dài.

Đảm bảo quyền lợi về thuế quan

Không những là chứng minh nguồn gốc hàng, mà trong nhiều trường hợp bạn sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi, thậm chí là miễn thuế. Giúp bạn tiết kiệm chi phí mà còn làm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình khi xuất khẩu ra nước ngoài.

Bài hay nên đọc:  Tìm hiểu về trình tự và thủ tục gửi hàng đi nước ngoài chi tiết

Nội dung trên giấy chứng nhận xuất xứ C/O Form D gồm những gì?

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O Form D) gồm nhiều mục, mỗi mục cần được điền thông tin cụ thể để đảm bảo tính hợp lệ. Dưới đây là nội dung chi tiết của các mục trên C/O:

  • Mục 1: Thông tin công ty xuất khẩu, bao gồm: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại và fax.
  • Mục 2: Thông tin công ty nhập khẩu, bao gồm: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại và fax.
  • Mục 3: Thông tin về vận chuyển: tên và số hiệu phương tiện vận chuyển, ngày tàu chạy, cảng xuất khẩu và cảng nhập khẩu.
  • Mục 4: Để trống (không cần điền thông tin).
  • Mục 5: Số mục (có thể để trống nếu không cần thiết).
  • Mục 6: Ký mã hiệu, có thể là số container/seal hoặc số kiện hàng đóng gói.
  • Mục 7: Mô tả hàng hóa, bao gồm: số đơn hàng, số L/C (nếu có), tên hàng, thông tin đóng gói, mã HS,…
  • Mục 8: Tiêu chuẩn xuất xứ. Do mỗi loại hàng có tiêu chuẩn riêng, bạn cần tham khảo phần hướng dẫn phía sau C/O để chọn đúng.
  • Mục 9: Trọng lượng tổng và giá trị FOB của lô hàng (ghi cả bằng số và bằng chữ).
  • Mục 10: Số và ngày phát hành của hóa đơn thương mại (invoice).
  • Mục 11: Xác nhận từ công ty xuất khẩu.
  • Mục 12: Xác nhận từ công ty nhập khẩu.
  • Mục 13: Loại C/O (thường là Issued Retroactively – được cấp sau khi hàng đã xuất).

Ngoài ra, Số Reference (Số tham chiếu) được quản lý chặt chẽ:

Trước đây, số này do Bộ Công Thương cấp và đóng trực tiếp cho doanh nghiệp. Theo thông báo và các quy định mới nhất, doanh nghiệp cần khai báo online trên hệ thống cấp C/O của Bộ Công Thương, sau đó tự in số tham chiếu này lên form C/O.

Thủ Tục Xin Cấp C/O Form D Bản Giấy và C/O Form D Bản Điện Tử

Hướng dẫn xin giấy chứng nhận C/O Form D Bản Điện Tử

Hiện nay các cơ quan nhà nước đã mở cổng EcoSys – Hệ thống quản lý & cấp chứng nhận xuất xứ điện tử để các doanh nghiệp có thể đăng ký cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước: Campuchia, Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan, .

Hướng dẫn làm bộ hồ sơ C/O form D bản giấy

Một bộ C/O form D gồm 3 tờ (Original, Duplicate và Triplicate) có giá 40,000đ/bộ các bạn có thể liên hệ mua ở tổ cấp Co/O – Cục Xuất nhập khẩu (thuộc Bộ Công Thương).

  • Trong trường hợp bộ chứng từ hợp lệ và đầy đủ, doanh nghiệp được cấp C/O ngay trong buổi nộp hồ sơ xin cấp.
  • Trong trường hợp xin cấp lại C/O, doanh nghiệp phải làm đơn xin cấp lại C/O và nộp lại form C/O đã được cấp cùng toàn bộ các giấy tờ cần thiết như đã liệt kê ở trên.

Thời gian cấp C/O Form D tại cơ quan này có thể kéo dài đến vài ngày, tùy thuộc vào quy trình xử lý và tình hình công việc của họ.

Các trường hợp nào bị cơ quan quản lý từ chối cấp C/O Form D?

Nhiều doanh nghiệp đã được chuyên viên hướng dẫn nhưng có thể do trong quá trình ghi thông tin trên các giấy tờ bị sai, không đồng nhất, tẩy xoá lung tung,… nên những trường hợp như vậy sẽ bị chuyên viên tiếp nhận từ chối duyệt.

Ship Hàng nhanh sẽ liệt kê những trường hợp phổ biến mà cơ quan quản lý sẽ từ chối cấp C/O Form D:

  • Hồ sơ không chính xác hoặc không đầy đủ: Các giấy tờ nộp kèm có thiếu sót, thông tin không rõ ràng hoặc không đáp ứng đủ các yêu cầu.
  • Nội dung hồ sơ không đồng nhất: Thông tin trên các tài liệu trong bộ hồ sơ (như hóa đơn thương mại, vận đơn, tờ khai hải quan) không khớp nhau hoặc có sự sai lệch.
  • Bộ hồ sơ không nộp đúng địa điểm: Hồ sơ đề nghị cấp C/O nộp sai cơ quan cấp hoặc không đúng với địa điểm đã đăng ký trước đó.
  • Mẫu C/O không đạt yêu cầu: C/O Form D bị khai bằng chữ viết tay, tẩy xóa, in bằng nhiều loại mực khác nhau, hoặc có nội dung không đọc được.
  • Hàng hóa không đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ: Hàng hóa không đảm bảo được tiêu chuẩn theo quy định, không xác định được nguồn gốc hoặc không đáp ứng đủ yêu cầu xuất xứ theo ATIGA.

Để tránh bị từ chối cấp C/O Form D, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ cẩn thận, kiểm tra kỹ nội dung để đảm bảo tính nhất quán, và tuân thủ đầy đủ các quy định về xuất xứ hàng hóa.

Chuẩn bị đầy đủ và đúng ngay từ đầu sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tránh phát sinh các vấn đề không mong muốn.

Tạm kết

Hy vọng với những thông tin mà SHN Express chia sẻ trong bài viết trên, bạn đã có thể hiểu C/O Form D là gì và có được những thông tin bổ ích về loại C/O này. Nếu bạn đang có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa và cần được tư vấn về C/O form D, bạn có thể liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ thêm nhé!

Thông tin liên hệ:

  • Ship Hàng Nhanh Hà Nội: 29 Triệu Việt Vương, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Ship Hàng Nhanh HCM: Số 65 Yên Thế, P2, Tân Bình, HCM
  • Ship Hàng Nhanh Đà Nẵng: 40 Thạch Lam, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.
  • Tổng Đài Hỗ Trợ: 1900.58.58.52
  • Tel: 0927.33.2828 – 0859.33.2828 – 0856.33.2828

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

url Zalo Chat
url Hotline 1900 58 58 52
Gọi cho chúng tôi
url Yêu cầu gọi lại
Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm nhất
Để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn sớm nhất
Chọn một số điện thoại hợp lệ
Nội dung chưa đúng
url BÁO GIÁ TRONG 10 PHÚT
Xem báo giá chi tiết
sửa trục tiế[