Trước đây việc gửi hàng đi nước ngoài thường mất nhiều thời gian do chủ yếu sử dụng đường biển hoặc đường bộ, trong khi vận tải hàng không hầu như chỉ phục vụ hành khách. Tuy nhiên, với sự phát triển vượt bậc của ngành vận tải hàng không, chi phí vận chuyển đã trở nên hợp lý hơn, đáp ứng nhu cầu gửi hàng hóa của mọi đối tượng khách hàng. Giờ đây, việc vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên cũng có nhiều quý bạn đọc vậy cách tính giá cước vận chuyển hàng không được thực hiện như thế nào? Ai là đơn vị quy định, và các hãng vận chuyển công bố bảng giá dựa trên từng mức khối lượng hàng hóa ra sao?
Hãy cùng Ship Hàng Nhanh Express khám phá chi tiết để hiểu rõ hơn về quy định và cách tính cước vận chuyển hàng không nhé!
Quy định cước phí trong vận tải hàng không
Trong vận tải hàng không, cước phí được quy định rõ ràng trong các biểu cước thống nhất nhằm đảm bảo tính minh bạch và đồng nhất. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA – International Air Transport Association) là tổ chức chịu trách nhiệm ban hành các quy tắc, phương pháp tính cước và các biểu cước cụ thể trong vận tải hàng không, được thể hiện trong tài liệu TACT.
Cụ thể TACT (The Air Cargo Tariff) là một bộ quy tắc và bảng giá vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, được các hãng hàng không thành viên của IATA áp dụng. Tài liệu này cung cấp thông tin chi tiết về các mức giá, quy định tính cước và thống nhất giữa các hãng vận chuyển quốc tế.
Công thức tính cước vận chuyển hàng không
Cước vận chuyển hàng không (Airfreight) = Đơn giá cước (Unit rate) x Khối lượng tính cước (Charge weight)
Trong đó
Quy định về đơn giá cước (Unit rate)
Đơn giá cước (Unit rate) là số tiền bạn phải trả cho mỗi đơn vị khối lượng tính cước. Ví dụ, bạn cần gửi hàng đi Mỹ với bưu kiện là 1 kg là 974.000 VNĐ (tương đương khoảng 38,27 USD với tỷ giá 25.453,8 VNĐ/USD) cho mỗi kilogram hàng hóa.
Các hãng vận chuyển sẽ công bố bảng giá cước theo từng khoảng khối lượng hàng để giúp khách hàng dễ dàng tra cứu và lựa chọn mức giá phù hợp với nhu cầu.
Cụ thể Ship Hàng Nhanh Express với hàng gửi từ Việt Nam đi Mỹ đường air:
- Từ 0.5kg đến dưới 20kg
- Từ 21kg trở lên (21+)
- Từ 45kg trở lên (45+)
- Từ 100kg trở lên (100+)
Cách viết mà chúng tôi thường báo cho khách hàng liên hệ gửi hàng là: -20, +21, +45, +100kgs …
Quy định về Khối lượng tính cước (Chargable Weight)
Khối lượng tính cước trong vận chuyển hàng không hay còn gọi la Chargeable Weight. đây chính là khối lượng thực tế, hoặc khối lượng thể tích, tùy theo cách tính nào ra con số lớn hơn sẽ chọn để tính tiền cước cho khách.
SHN EXpress sẽ phân tích rất chi tiết như sau
- Cách tính 1: là Khối lượng thực tế của hàng (Actual Weight), chẳng hạn lô hàng thực cân nặng đo được là 200kg
- Cách tính 2: là Khối lượng thể tích, hay còn gọi là khối lượng kích cỡ (Volume / Volumetric / Dimensional Weight) là loại cách tính đươcj quy đổi từ thể tích của kiện hàng theo công thức do Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA quy định.
Với các số đo thể tích theo centimet khối đối với hàng air thường thì công thức là:
Khối lượng thể tích = Thể tích hàng : 6000
Đối với hàng chuyển phát nhanh (DHL, FedEx, UPS,…):
- Khối lượng thể tích = Dài x Rộng x Cao : 5000 (đơn vị cm³).
- Hoặc: Khối lượng thể tích = Dài x Rộng x Cao x 200 (đơn vị m³).
ĐỂ TÌM HIỂU KỸ HƠN, MỜI XEM BÀI VIẾT: Cách tính trọng lượng, thể tích hàng hoá khi gửi hàng nhanh
Ví dụ cụ thể như sau:
Công ty anh Minh đến Ship Hàng Nhanh Express nhờ gửi 5 kiện hàng đi Úc. Nhân viên để lên bàn cân và cân thấy mỗi kiện nặng 30kg, kích thước mỗi thùng là 50 x 40 x 40 (cm).
- Khối lượng thực tế (Actual Weight – AW): 5 thùng x 30kg = 150kg.
- Khối lượng thể tích (Dimensional Weight – DW): 5 x [(50 x 40 x 40) : 6000] = 5 x 13.33 = 66.67kg.
Như vậy thì số 150kg > 66.67kg nên sẽ tính cước là 150kg. Sở dĩ vì sao mà các đơn vị vận chuyển hàng quốc tế lại cần đo 2 cách này và lấy số cân nặng lớn hơn là vì khả năng chuyên chở của máy bay có giới hạn, các khoang chứa hàng hoá của máy bay bị khống chế bởi khối lượng và dung tích sử dụng để chở hàng. Cho nên các Hãng hàng không sẽ tìm cách để tối đa lợi ích thu về nhiều nhất nên họ sẽ tính cước theo khối lượng hoặc khối lượng quy đổi, tùy theo loại hàng nặng hay nhẹ.
Ship Hàng Nhanh Express luôn đảm bảo minh bạch trong cách tính toán, hỗ trợ khách hàng cân đo và tính toán chính xác để tối ưu chi phí vận chuyển cho quý khách hàng!
Các loại cước gửi hàng máy bay
Trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, các loại cước phí được áp dụng linh hoạt để phù hợp với đặc điểm của từng loại hàng hóa và yêu cầu vận chuyển.
Cước thông thường (Normal Rate): là mức cơ bản dành cho hàng hóa thông thông thường không thuộc diện đặc biệt. Đây là mức cước chuẩn mà các hãng hàng không áp dụng phổ biến để gửi hàng.
Cước tối thiểu (Minimum Rate – MR): là số tiền thấp nhất mà hãng vận chuyển đồng ý nhận để vận chuyển một lô hàng cho người gửi. Mức cước này được xác định dựa trên chi phí vận hành cố định, vì vậy nếu cước phí mà thấp hơn mức này thì các hãng sẽ từ chối vì sẽ bị lỗ. Đa phần các lô hàng thông thường đều có mức phí cao hơn mức cước tối thiểu này.
Cước hàng bách hóa (General Cargo Rate – GCR) là mức cước được xem là cơ bản nhất, áp dụng cho các loại hàng hóa không được hưởng các ưu đãi hay giảm giá gì cả. Đây cũng là cơ sở để tính cước cho những loại hàng hóa không có cước riêng.
Cước hàng theo loại (Class Cargo rate): Đối với hàng hóa đặc biệt sẽ được áp dụng CCR để tính. Những loại hàng như vàng, bạc, đá quý thường phải trả mức phí cao hơn, cụ thể là bằng 200% phí so với cước GCR. Tương tự, các mặt hàng như động vật sống có mức cước cao hơn 150% so với cước bách hóa-GCR.
Các loại sách, báo, hoặc hành lý thường được hưởng mức giá ưu đãi tầm 50% cước bách hóa-GCR.
Cước hàng gửi nhanh (Priority rate): áp dụng nếu khách hàng cần ship nhanh đi nước ngoài nếu bằng đường hàng không. Lô hàng sẽ được ưu tiên xử lý trước, rút ngắn đáng kể thời gian giao hàng. Tuy nhiên cước phí sẽ thường cao hơn khoảng 30-40% so với cước thông thường. Mặc dù đây là thuộc diện đắt nhất trong các loại cước gửi hàng bằng máy bay nhưng nó đảm bảo đáp ứng nhu cầu vận chuyển khẩn cấp của khách hàng.
Cước container (Container rate): là một lựa chọn kinh tế, hàng sẽ được đóng trong container hàng không. Dù thuật ngữ này nghe có vẻ giống với container đường biển nhưng thực chất lại hoàn toàn khác. Container hàng không nhỏ gọn hơn, được thiết kế đặc biệt để phù hợp với khoang chứa hàng của máy bay. Nhờ đó, loại cước này thường thấp hơn so với hàng hóa không đóng container, giúp tiết kiệm chi phí cho những lô hàng lớn cần được bảo quản an toàn trong quá trình vận chuyển.
Lời kết
Như vậy qua bài viết trên, chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết và dễ hiểu cách tính cước hàng air đến quý khách. Với hơn 11 năm kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa quốc tế, SHN Express cam kết mang đến chi phí tiết kiệm nhất và dịch vụ chất lượng cao nhất cho quý khách.
Khi gửi hàng bằng máy bay, ngoài cước phí hàng không thì quý khách còn cần thanh toán thêm một số khoản phí như: phí DO, phí handling, lệ phí sân bay… Mặc dù những khoản này thường chiếm tỷ trọng không lớn, chúng tôi sẽ có các bài viết chuyên sâu để quý khách tham khảo chi tiết và chuẩn bị tốt nhất cho việc gửi hàng.
SHN Express luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ quý khách với dịch vụ minh bạch, chuyên nghiệp và hiệu quả, đảm bảo mọi lô hàng đều được vận chuyển nhanh chóng, an toàn với chi phí tối ưu nhất!
Thông tin liên hệ:
- Ship Hàng Nhah Express VP Hà Nội: 29 Triệu Việt Vương, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Ship Hàng Nhah Express VP HCM: Số 65 Yên Thế, P2, Tân Bình, HCM
- Ship Hàng Nhah Express VP Đà Nẵng: 39B Tiểu La, Q. Hải Châu, Đà Nẵng.
- Tổng Đài Hỗ Trợ: 1900.58.58.52
- Tel: 0927.33.2828 – 0859.33.2828 – 0856.33.2828