Freight Charge Là Gì? Khái niệm, vai trò và các phương pháp tính giá cước vận chuyển

Ngày nay nhu cầu giao thương và trao đổi hàng hóa đã trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. Với các hình thức giao dịch ngày càng tiện lợi, chỉ cần bên mua và bên bán đạt được thỏa thuận thì hàng hóa từ bất kỳ nơi nào trên thế giới đều có thể được vận chuyển đến tận tay người mua thông qua các dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp.

Khi gửi hàng, khách hàng không chỉ quan tâm đến chất lượng hàng hóa hay thời gian vận chuyển mà còn đặc biệt chú trọng đến cước phí vận chuyển (Freight Charge). Đây là một khoản chi phí quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi phí vận chuyển. Do đó, việc hiểu rõ và kiểm soát cước phí vận chuyển không chỉ cần thiết mà còn là yếu tố quan trọng để tối ưu chi phí cho các cá nhân/ doanh nghiệp.

Vậy Freight Charge là gì? Quý bạn đọc hãy cùng Ship Hàng Nhanh Express cùng tìm hiểu cụ thể về các loại cước phí này và những cách tính để nắm rõ hơn nhé!

Freight Charge Là Gì?

Cước phí vận chuyển hàng hoá (dịch tiếng Anh là Freight Charge) là khoản chi phí mà người gửi hàng phải trả cho đơn vị vận chuyển hoặc công ty giao hàng để vận chuyển hàng hóa từ điểm xuất phát đến địa điểm nhận hàng theo yêu cầu. Khoản chi phí này không chỉ bao gồm phí vận chuyển cơ bản mà còn tích hợp nhiều chi phí liên quan khác, nhằm đảm bảo hàng hóa được giao an toàn, đúng thời gian và đúng địa điểm yêu cầu.

Tiền cước vận chuyển có ảnh hưởng đáng kể đến tổng chi phí vận chuyển. Do đó, việc theo dõi, hiểu rõ và quản lý các khoản phí này một cách cẩn thận là rất cần thiết. Dù là bên sản xuất, đơn vị vận chuyển hay các đại lý phân phối bán lẻ, thì loại chi phí này luôn là một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng.

Các cá nhân, doanh nghiệp nếu kiểm soát tốt khoản phí này không chỉ giúp tối ưu chi phí từ đó gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động và giúp đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường.

Ý nghĩa và vai trò của Freight Charge

  • Tác động trực tiếp đến giá sản phẩm: Freight Charge không chỉ là khoản phí vận chuyển mà còn ảnh hưởng đến tổng chi phí sản phẩm. Doanh nghiệp phải cân nhắc, cân đối kỹ đưa ra mức giá bán hợp lý, cạnh tranh mà vẫn đảm bảo lợi nhuận của mình.
  • Đảm bảo chuỗi cung ứng vận hành hiệu quả: Cước phí vận chuyển đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của chuỗi cung ứng. Khi công tác quản lý chặt chẽ thì không chỉ giúp hàng hóa đến nơi đúng hẹn mà còn tối ưu hóa chi phí, tránh những khoản phát sinh không cần thiết
  • Nâng cao hiệu quả kinh doanh: Lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo giao hàng nhanh chóng. Đây là yếu tố then chốt để doanh nghiệp giữ vững uy tín và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh
  • Minh bạch, rõ ràng trong giao dịch: Freight Charge sẽ xác định rõ ai sẽ thanh toán khoản phí này, giúp tránh được các trường hợp hiểu lầm hay những tranh chấp không đáng có giữa người gửi và người nhận hàng.
  • Lựa chọn được phương thức vận chuyển tối ưu nhất: Cước phí có thể giúp doanh nghiệp quyết định nên chọn vận tải nhanh hay tiết kiệm. Đây là yếu tố cân đối giữa nhu cầu và ngân sách kinh doanh.

ĐỌC THÊM BÀI VIẾT: Invoice là gì?

Phương pháp tính cước phí vận chuyển – Freight Charge

Có 3 phương pháp chính để tính tiền cước vận chuyển hàng gồm: theo đơn vị hàng hóa, theo khoảng cách vận chuyển, và theo tỷ lệ phần trăm giá trị hàng hóa. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng loại hàng hóa và điều kiện vận chuyển cụ thể, bạn cần phải xem xét kỹ để áp dụng cách tính cho phù hợp nhé:

Tính cước phí vận chuyển theo đơn vị hàng hóa (Freight Charge Per Unit):

Phương pháp này dựa trên trọng lượng hoặc thể tích thực tế của hàng hóa. chẳng hạn như:

  • Theo trọng lượng: $0.60 cho mỗi kilogram hàng hóa.
  • Theo thể tích: $1.50 cho mỗi mét khối (m³) hàng hóa.

Bạn là người gửi thì có thể ước tính được chi phí vận chuyển dựa trên số lượng hoặc thể tích thực tế của hàng hóa.

Tính cước phí vận chuyển dựa trên khoảng cách vận chuyển (Freight Charge Per Kilometer):

Cước phí được tính dựa trên số kilomet vận chuyển và loại phương tiện sử dụng, ví dụ:

  • Xe tải nhỏ: $0.50 – $0.70/km.
  • Xe tải lớn tiêu chuẩn: $1.10 – $1.50/km.
  • Phương tiện lạnh (FRIGO): $1.50 – $2.00/km (tùy nhiệt độ bảo quản).
  • Xe bồn chở chất lỏng: $1.80 – $3.20/km.

Tính cước phí vận chuyển  theo tỷ lệ phần trăm giá trị hàng hóa (Freight Charge Percentage):

Phương pháp này dựa trên giá trị hàng hóa, phù hợp với các lô hàng có giá trị cao.

Ví dụ: Nếu cước phí là 4% và giá trị hàng hóa là $2,500, chi phí vận chuyển sẽ là: $2,500 × 4% = $100.

XEM THÊM BÀI VIẾT: Cách tính phí vận chuyển hàng không quốc tế

Những Quy định về cước phí vận chuyển hàng hóa

Trong lĩnh vực logistics, có hai hình thức chính để thanh toán cước phí vận chuyển Freight Charge đó là Freight CollectFreight Prepaid. Sự khác biệt cơ bản giữa Freight CollectFreight Prepaid nằm ở hai yếu tố chính: người chịu trách nhiệm thanh toánthời điểm thanh toán.

Với Freight Collect, người nhận hàng (Consignee) sẽ chịu trách nhiệm thanh toán chi phí vận chuyển tại cảng đích hoặc khi hàng hóa được giao. Trong khi đó, với Freight Prepaid, toàn bộ chi phí vận chuyển sẽ do người gửi hàng (Shipper) thanh toán trước khi hàng hóa được vận chuyển.

Dưới đây là bảng so sánh:

Tiêu chí Freight Collect Freight Prepaid
Người chịu trách nhiệm thanh toán Người nhận hàng (Consignee) Người gửi hàng (Shipper)
Thời điểm thanh toán Khi hàng hóa đến nơi, tại cảng đích Trước khi hàng hóa được vận chuyển
Địa điểm thanh toán Cảng đến hoặc khi hàng hóa được giao Cảng xuất phát hoặc trước khi hàng gửi đi
Ưu điểm Người gửi không phải trả trước chi phí vận chuyển Người nhận không phải trả thêm phí vận chuyển
Nhược điểm Người nhận phải thanh toán ngay khi hàng đến Người gửi phải chịu toàn bộ chi phí trước vận chuyển

Quy định về cước phí vận chuyển hàng hóa

Cước phí từ nguồn ngân sách nhà nước:

    • Nếu cước phí vận chuyển hàng hóa được thanh toán từ ngân sách nhà nước, mức phí sẽ dựa trên giá trúng thầu (bao gồm cả gói cước vận chuyển nếu hàng hóa đấu giá).
    • Mức trợ giá và trợ cước cần được xác định cụ thể theo từng địa phương, thường áp dụng cho các khu vực miền núi để lập dự toán hỗ trợ hàng năm.

Cước phí vận chuyển bằng phương tiện ô tô:

    • Mức cước này phải bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) và được xác định dựa trên điều kiện khai thác và chi phí tại địa phương.
    • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương là đơn vị chịu trách nhiệm quy định mức cước này.

Cước phí trong phạm vi nội tỉnh:

    • Cước phí vận chuyển hàng hóa bằng ô tô trong nội tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương không được vượt quá mức tối đa quy định tại Điều 1 của quy định hiện hành.
    • Trường hợp cần áp dụng mức cước cao hơn mức tối đa này phải được sự cho phép của Ban Vật giá Chính phủ.

Các trường hợp điều chỉnh cước phí vận chuyển theo quy định địa phương

Trường hợp Mức điều chỉnh Ghi chú
Tuyến đường khó khăn (vùng cao, miền núi) Tăng 30% Áp dụng khi sử dụng phương tiện ba cầu chạy xăng.
Phương tiện có trọng tải dưới 3 tấn Tăng 30% -
Hàng có chiều đi và chiều về Giảm 10% (cước chiều về) Áp dụng với đơn vị kinh doanh có hàng cả hai chiều.
Phương tiện có thiết bị tự đổ, nâng hạ Tăng 15% -
Phương tiện có thiết bị hút xả Tăng 20% -
Sử dụng thiết bị hỗ trợ + 2.500 đồng/tấn (tự đổ, hút xả) Mỗi lần sử dụng.
+ 3.000 đồng/tấn (nâng hạ) Mỗi lần sử dụng.
Hàng hóa trong container Bậc hàng loại 3 Trọng lượng tính cước là trọng tải đăng ký của container.
Hàng hóa thiếu tải (<50% trọng tải đăng ký) Tính cước theo 80% trọng tải đăng ký -
Hàng hóa thiếu tải (50–90% trọng tải đăng ký) Tính cước theo 90% trọng tải đăng ký -
Hàng hóa xếp trên 90% trọng tải đăng ký Tính theo trọng lượng thực tế -
Hàng hóa vượt trọng tải đăng ký Tăng 20% Áp dụng khi hàng hóa vượt hoặc bằng trọng tải phương tiện.
Hàng hóa siêu trường, siêu trọng Theo biểu cước của Bộ Giao thông Vận tải Sử dụng phương tiện đặc chủng.

Những yếu tố nào ảnh hưởng tới Freight Charge?

Trong thực tế, chúng ta sẽ thấy vì sao có những thời điểm giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao đột biến. Tất nhiên, điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những yếu tố không thể bỏ qua chính là cước phí vận chuyển hàng hóa. Freight Charge là loại phí không cố định mà sẽ chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau trong chuỗi logistics

Trọng lượng và kích thước hàng hóa:

Trọng lượng thực tế và trọng lượng thể tích (dựa trên không gian hàng hóa chiếm dụng) đều được xem xét. Đơn vị vận chuyển sẽ áp dụng mức cước theo giá trị nào lớn hơn.

Công thức tính trọng lượng thể tích: Trọng lượng thể tích = (dài x rộng x cao) x hệ số thể tích.

Hàng nặng thường có cước phí cao hơn, nhưng hàng cồng kềnh và nhẹ cũng có thể chịu phí tương đương nếu trọng lượng thể tích lớn.

Khoảng cách vận chuyển:

Cước phí tăng theo quãng đường vận chuyển. Đặc biệt trong vận chuyển quốc tế, các khoản phụ phí như thuế nhập khẩu, phí hải quan và chi phí vận chuyển giữa các quốc gia cũng tác động đến cước Freight Charge.

Phương thức vận chuyển:

  • Đường air – hàng không: Cước phí cao nhất do tốc độ nhanh, tính phí dựa trên trọng lượng thể tích.
  • Đường biển: Cước phí thấp hơn, tính theo loại hàng hóa:
    • Hàng nguyên container (FCL)
    • Hàng lẻ container (LCL) dựa trên khối lượng hoặc diện tích.
  • Đường bộ: Tính dựa trên số kilomet, trọng lượng hàng, và loại xe tải.
  • Đường sắt: Chi phí trung bình, phù hợp với vận chuyển nội địa.

Phụ phí:

Các khoản phụ phí như phí nhiên liệu, cầu đường, phí bảo hiểm, và phí an ninh có thể được áp dụng làm tăng mức Freight Charge cuối cùng.

Thời gian giao hàng:

Giao hàng nhanh có cước phí cao hơn do yêu cầu thời gian vận chuyển ngắn hơn so với giao hàng tiêu chuẩn.

Các yếu tố trên đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức Freight Charge cuối cùng. Người gửi và người nhận hàng cần cân nhắc kỹ lưỡng để lựa chọn phương thức vận chuyển và điều kiện giao hàng phù hợp, tối ưu hóa chi phí mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

Tạm kết

Như vậy qua bài viết trên của SHN Express, chắc hẳn Quý bạn đọc đã hiểu rõ về Freight Charge là gì và những yếu tố quan trọng liên quan đến cước phí vận chuyển hàng hóa.

Phí Freight Charge không chỉ là một khoản chi phí trong logistics mà còn là yếu tố quyết định đến chi phí tổng thể và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nắm vững cách tính cước phí, các yếu tố ảnh hưởng cũng như lưu ý khi thương lượng Freight Charge sẽ giúp doanh nghiệp bạn có thể tối ưu hóa chi phí, giảm thiểu rủi ro và đưa ra những quyết định vận chuyển hợp lý, hiệu quả hơn.

Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho mọi người cùng đọc nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn vui lòng liên hệ:

  • VP Hà Nội: 29 Triệu Việt Vương, Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • VP HCM: Số 65 Yên Thế, P2, Tân Bình, HCM
  • VP Đà Nẵng: 39B Tiểu La, Q. Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Tổng Đài Hỗ Trợ: 1900.58.58.52
  • Tel: 0927.33.2828 – 0859.33.2828 – 0856.33.2828

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

url Chat Messenger
Hỗ trợ qua Messenger
url Zalo Chat
Hỗ trợ qua Zalo Chat
url Hotline 1900 58 58 52
Gọi cho chúng tôi
url Báo giá trong 10'
Nhận báo giá nhanh chóng và chính xác